NGUYÊN LÝ TỰ DO***  JOHN STUART MILL 1859

NGUYÊN LÝ TỰ DO

 JOHN STUART MILL 1859

 

CHƯƠNG BỐN

GIỚI HẠN CỦA QUYỀN UY XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

 

 

Vậy thì giới hạn đúng đắn cho chủ quyền của cá nhân đối với bản thân mình là gì? Quyền uy của xã hội bắt đầu từ chỗ nào? Đời sống con người phải dành bao nhiều cho cá nhân và bao nhiêu cho xã hội?

Mỗi phía đều nhận được phần chia thích đáng, nếu mỗi phía có được thứ liên can tới nó nhiều nhất. Thuộc về cá nhân phải là cái phần đời sống mà cá nhân quan tâm chủ yếu nhất; thuộc về xã hội là cái phần mà xã hội chủ yếu quan tâm nhất.

Mặc dù xã hội không được tạo dựng trên cơ sở khế ước, và mặc dù sự sáng chế ra khế ước để từ đó suy ra các nghĩa vụ cũng chẳng đáp ứng được mục đích tốt đẹp nào, nhưng bất cứ ai nhận được sự bảo hộ của xã hội cũng có bổn phận hoàn trả lợi  ích trở lại, và bản thân sự kiện được sống trong xã hội cũng nói lên điều không thể thiếu được, rằng mỗi người phải bị ràng buộc tuân thủ theo một đường hướng cư xử đối với nhưng người khác. Các cư xử ấy bao gồm, thứ nhất là, không làm hại đến lợi ích của nhau; hay nói đúng hơn là những lợi ích nào đó vốn cần phải được coi là quyền dù là căn cứ vào điều khoản pháp luật tường minh hay dựa trên sự hiểu ngầm; thứ hai là, mỗi người phải thực hiện bổn phận đóng góp (được xác định trên nguyên lý bình đẳng nào đó) lao động hay hy sinh để bảo vệ xã hội và các thành viên của nó  khỏi bị xâm hại và quấy rối. Xã hội được biện minh cho việc ép buộc những điều kiện ấy bằng mọi giá đối với ai muốn từ chối không chịu thực hiện. Đó cũng chưa phải là tất cả những gì xã hội có thể làm. Hành vi của một cá nhân có thể gây tổn thương cho những người khác hay thiếu cân nhắc đối với hạnh phúc của họ, nhưng chưa đến mức vi phạm pháp quyền của họ. Khi đó người vi phạm bị trừng phạt đúng lẽ bởi dư luận, tuy không dùng đến luật pháp. Chừng nào mà cư xử nào đó của một cá nhân gây phương hại đến lợi ích của những người khác, xã hội có quyền xét xử sự việc đó, và vấn đề sự can thiệp ấy có thúc đNy hạnh phúc chung hay không còn mở ngỏ cho thảo luận. Thế nhưng không có chỗ cho việc đưa ra vấn đề như thế, khi hành vi cư xử của một cá nhân không ảnh hưởng đến lợi ích của ai khác ngoài bản thân anh ta, hoặc chỉ ảnh hưởng đến người khác nếu họ thích (mọi người có liên can đếu đủ tuổi trưởng thành và có đủ trí sáng suốt bình thường). Trong mọi trường hợp như thế, xã hội và pháp luật phải đảm bảo tự do tuyệt đối cho cá nhân thực hiện hành vi và tự gánh chịu các hậu quả.

 

Thật là một hiểu lầm rất lớn, nếu xem học thuyết này là thái độ ích kỷ dửng dưng, coi hành vi ứng xử của người khác trong đời sống không liên can gì tới mình, chẳng quan tâm đến người khác sống và làm việc ra sao, trừ phi có liên can đến lợi ích riêng của mình. Thay cho bất cứ sự thu mình lại nào, ở đây cần tăng cường rất nhiều nỗ lực không vụ lợi để xúc tiến việc tốt cho người khác. N hưng lòng tốt không vụ lợi có thể tìm được công cụ khác để thuyết phục người ta làm điều thiện, chứ không phải dùng gậy và roi, dù là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Tôi không phải là người coi thường phNm hạnh đạo đức cá nhân, tầm quan trọng của nó chỉ xếp sau các giá trị đạo đức xã hội mà thôi, nếu không nói là còn hơn thế. Công việc của giáo dục là phải  chăm lo vun trồng cả hai mặt. N hưng ngay cả giáo dục thì cũng vừa dạy dỗ và thuyết phục vừa áp dụng biện pháp cưỡng bách, và chỉ có thông qua phương pháp thuyết phục thì phNm hạnh cá nhân mới bám rễ bền chắc sau khi thời kỳ dạy dỗ đã qua. Con người có bổn phận giúp đỡ nhau phân biệt thiện ác, khuyến khích nhau theo thiện bỏ ác. Họ phải không ngừng động viên nhau tăng cường phát triển những phNm chất tốt đẹp của mình, tăng cường định hướng các cảm xúc nhằm tới những đối tượng khôn ngoan và suy tư thanh cao chứ không p hải là những điều ngu ngốc và ý nghĩa thoái hoá. N hưng không một người nào hay nhóm người nào được phép nói với một người trưởng thành khác, rằng vì lợi ích của chính anh ta mà anh ta không được làm cái anh ta lựa chọn cho đời mình. Anh ta là người quant âm nhất cho an sinh của bản thân mình: ngoại trừ trường hợp có sự gắn bó riêng tư mạnh mẽ, mối quan tâm của bất cứ ai khác đều không đáng gì so với mối quan tâm của anh ta đối với bản thân mình. Mối quan tâm của xã hội với cá nhân anh ta (ngoại trừ về hành vi của anh ta đối với người khác) chỉ là rất nhỏ và lại là gián tiếp nữa; trong khi đó một người bình thường nhất, đàn ông hay đàn bà, cũng có cách để nhận biết rõ hơn rất nhiều so với bất cứ ai khác  về cảm xúc và hoàn cảnh riêng của bản thân mình. Can thiệp của xã hội nhằm bác bỏ sự xét đoán và các mục tiêu của người ấy trong những việc chỉ liên quan đến bản thân người ấy, ắt là dựa trên cơ sở những phỏng đoán giả định chung vốn rất có thể hoàn toàn sai lầm, mà dù có đúng đi nữa thì cũng không được để cho những người vốn chẳng hiểu gì nhiều hơn về những trường hợp cụ thể đó áp dụng một cách sai trái cho từng cá nhân. Vì vậy mà trong cái lĩnh vực hoạt động này của con người, Cá tính có được phạm vi thích đáng cho hành động của nó. Trong việc cư xử của con người với nhau các quy tắc chung đa phần phải được tuân thủ, để cho người ta có thể biết được phải tiên liệu điều gì; nhưng trong phần cư xử chỉ liên can đến riêng bản thân mỗi người thì tính tự phát cá nhân của người đó được quyền tự do hoạt động. Góp ý giúp

 

đỡ người đó xét đoán, cổ vũ người đó tăng cường ý chí, là những việc người khác có thể đề nghị hay thậm chí nài nỉ người đó, nhưng bản thân anh ta phải là người quyết định cuối cùng. Tất cả lầm lỗi mà người đó có thể phạm phải do chống lại lời khuyên răn cảnh báo của người khác cũng không nghiêm trọng bằng sự xấu xa của việc cho phép người khác bắt buộc người đó phải chấp nhận những gì mà họ cho là tốt cho anh ta.

Tôi không có ý cho rằng các phNm chất riêng tư hay các thiếu sót khuyết điểm của một người lại không có tác động gì tới tình cảm của người khác đối với người đó. Điều đó chẳng những là không thể có mà còn là không đáng mong muốn. N ếu một người phát huy được bất kỳ phNm chất nào giúp cho hoàn thiện bản thân, ki ấy người đó là mộtd dối tượng đáng ngưỡng mộ. N gười đó tiệm cận hơn với sự hoàn mỹ lý tưởng của bản chất con người. N ếu một người thiếu trậm trọng các phNm chất tốt đẹp đó thì một cảm xúc đối lập lại với sự ngưỡng mộ sẽ xuất hiện theo. Có một mức độ nào đó của sự ngu ngốc và một mức độ nào đó có thể gọi là (tuy từ ngữ không phải là thật chuNn xác) thấp hèn hay đồi bại trong sắc thái cảm nhận [của một người], tuy không thể biện minh cho việc làm hại cái người biểu hiện những khuyết điểm ấy, nhưng cũng gây ra phản cảm cần thiết và đích đáng với người đó, hoặc trong những trường hợp quá đáng thậm chí còn gây ra sự khinh miệt: một người không có được các phNm chất đối lập lại đủ mạnh thì thể nào cũng bộc lộ những tình cảm ấy ra. Tuy không làm gì xấu cho ai, nhưng một người có thể hành động sao đó khiến cho chúng ta phải phán xét anh ta, cảm thấy anh ta như kẻ ngu ngốc hay hạ đắng, và bởi vì không ai muốn bị liệt vào hạng người ấy nên việc cảnh báo trước điều này cũng như các hậu quả khó chịu khác mà anh ta sẽ phải chịu cũng là điều tốt cho anh ta mà thôi. Hẳn sẽ  là rất hay nếu xã hội coi trọng chức năng hướng thiện một cách thực chất này hơn là các chuNn mực thông thường của phép lịch sự như hiện nay, và nếu mọi người có thể thẳng thắn góp ý cho người khác mà không bị coi là bất lịch sự và mạo muội. Bằng nhiều cách, chúng cũng có quyền thể hiện rõ thái độ không tán thành đối với một ai đó, không phải để vùi dập cá tính của anh ta, mà là để thể hiện cá tính của chúng ta. Thí dụ như chúng ta không nhất thiết phải kết bạn giao du với đám người đó; chúng ta có quyền tránh né việc này (dù không nên phô trường sự tránh né đó), vì lẽ chúng ta  có quyền lựa chọn lớp người hợp với chúng ta nhiều nhất. Chúng ta cũng có quyền, và có thể là nghĩa vụ nữa, khuyên can người khác không giao du với người đó, nếu chúng ta nghĩa rằng người đó nêu gương xấu, hay cách ăn nói có hại cho ai giao du với   người đó. Chúng ta có thê ưu tiên những người khác hơn là người đó trong sự giúp đỡ

 

mang tính không bắt buộc, ngoại trừ sự giúp đỡ để người đó trở nên tốt hơn. Trong những kiểu cách khác nhau như thế, một người có thể phải chịu sự trừng phạt rất nghiêm khắc của những người khác vì những sai trái chỉ liên can trực tiếp đến riêng anh ta. Thế ấy trong chừng mực cũng trừng phạt đó là tự nhiên, như là hậu quả tự phát của bản thân các sai trái, chứ không phải là những trừng phạt ấy có chủ định giáng vào anh ta nhằm mục đích trừng trị. Một người biểu lộ tính hấp tấp thiếu suy nghĩ, tính ngoan cố, tính tự cao tự đại – người thích sống xa hoa vung phí – người không kiềm chế được bản thân khỏi hành vi buông thả có hại – người bỏ các thú vui tình cảm và   trí tuệ để theo đuổi các thú vui súc vật – người đó phải thấy trước là sẽ bị đánh giá thấp, ít được người khác dành cho các tình cảm tán đồng; thế nhưng anh ta không có quyền kêu ca chuyện đó, trừ phi anh ta xứng đáng được người khác tán đồng vì có sự xuất sắc đặc biệt trong các quan hệ xã hội và do đó có quyền được đối xử tử tế và điều này không bị ảnh hưởng bởi các khuyết điểm của anh ta đối với bản thân mình.

Điều tôi muốn khẳng định là những bất tiện gắn liền chặt chẽ với sự phán xét không tán đồng của người khác chỉ là những cái, mà một người phải chịu vì cái phần hành vi và tính cách liên can đến điều tốt của bản thân anh ta, chứ không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác trong quan hệ của họ với anh ta. Hành động gây hại cho người khác đòi hỏi một sự đối xử hoàn toàn khác. Xâm phạm đến quyền hạn của  người khác, vô cớ gây cho họ hư hại và tổn thất, dối trá hay lừa lọc trong giao tiếp với họ, sử dụng lợi thế không công bằng và không tử tế đối với họ, thậm chí vì ích kỷ mà không bảo vệ họ khỏi bị thương tổn – những cái đó đều thích đáng bị coi là hành vi vô đạo đức và trong những trường hợp nghiêm trọng phải bị trừng phạt. Không chỉ là các h ành vi ấy, mà cả tính khí dẫn tới chúng cũng là vô đạo đức, đáng bị phản đối và sự phản đối có thể tăng lên đến mức căm ghét ghê tởm. Tính khí tàn bạo; bản chất hiểm ác xấu xa; sự đố kỵ, cái ham muốn phản xã hội và đáng ghê tởm nhất; giả dối che đậy và không thành thật, nóng giận thiếu nguyên cớ, phẫn nộ với điều chọc giận vặt vãnh; thói trịch thượng; tính khoa trương thổi phồng ưu điểm của mình; lòng kiêu căng tự mãn có được bằng cách dìm người khác xuống; sự tự cao tự đại coi bản thân mình và những gì liên can đến mình là quan trọng hơn hết, giải quyết mọi tranh chấp có lợi cho riêng mình – đó là những đồi bại đạo đức tạo nên tính cách xấu xa ghê tởm: chúng không giống như các lỗi lầm riêng tư được nói tới ở trên, là những thứ không phải hoàn toàn vô đạo đức, và dù có bị đNy tới cực điểm cũng không gây hại nguy hiểm.    N hững cái này có thể là bằng chứng của sự ngu ngốc, thiếu nhân cách và lòng tự trọng; nhưng chúng chỉ bị coi là đồi bại khi chúng dẫn tới việc vi phạm nghĩa vụ đối

 

với người khác mà vì họ cá nhân phải tự chăm lo cho bản thân mình. Cái được gọi là nghĩa vụ đối với bản thân mình không mang tính bắt buộc xã hội, trừ phi là tình huống khiến cho nó dính líu đến nghĩa vụ đối với người khác. Thuật ngữ nghĩa vụ đối với bản thân, ki nó hàm ý cái gì đó nhiều hơn là sự khôn ngoan thận trọng, nó có ý nghĩa tự trọng hay tự phát triển, và cá nhân không phải chịu trách nhiệm với đồng loại về những điều này bởi vì không có cái gì trong những điều đó là đụng chạm tới lợi ích  của loài người để bắt anh ta phải chịu trách nhiệm với họ cả.

Sự phân biệt giữa việc một người bị đánh giá thấp vì thiếu chín chắn hay thiếu phNm giá cá nhân với việc anh ta bị lên án mạnh mẽ vì xâm phạm đến quyền của người khác, không phải chỉ là sự phân biệt danh nghĩa. Đó là sự khác nhau to lớn  trong cả tình cảm lẫn hành vi ứng xử của chúng ta đối với anh ta, tuỳ theo việc anh ta làm chúng ta khó chịu là điều mà chúng ta nghĩ chúng ta có quyền kiểm soát anh ta, hay là điều mà chúng ta biết chúng ta khó chịu, chúng ta có thể bày tỏ sự khó chịu của mình, chúng ta có thể lánh xa anh ta cũng như lánh xa những gì làm chúng ta khó chịu, nhưng chúng ta không nền vì thế mà cảm thấy phải làm cho cuộc đời anh khốn khổ. Chúng ta sẽ suy nghĩ rằng anh ta đã phải chịu hay sẽ phải chịu toàn bộ sự trừng phát của lỗi lầm mà anh ta đã làm; nếu anh ta sai lầm làm hỏng đời mình, chúng ta sẽ không vì lý do ấy mà muốn làm cho nó bị hỏng thêm; thay vì ước muốn trừng phạt anh ta, chúng ta sẽ muốn giảm nhẹ sự trừng phạt mà anh ta phải chịu, bằng cách chỉ cho anh ta biết, làm sao tránh được những cái tệ hại mà hành vi của anh ta sẽ mang đến cho bản thân anh ta. Anh ta có thể là đối tượng để chúng ta thương hại hay ghét bỏ, nhưng không phải để chúng ta giận dữ hay phẫn nộ; chúng ta sẽ không đối xử với anh ta như với kẻ thù của xã hội: hành động tệ nhất chúng ta được biện minh là bỏ  mặc anh ta một mình, nếu chúng ta không rộng lượng can thiệp vào vì quan tâm tới anh ta. Hoàn toàn là chuyện khác, nếu anh ta vi phạm luật lệ bảo hộ cho các đồng loại của anh ta ở phương diện cá nhân hay tập thể. Điều xấu xa do hậu quả hành vi của anh ta không rơi vào bản thân anh ta mà vào người khác; và xã hội, như người bảo hộ cho mọi thành viên của mình, cần phải giáng trả lại anh ta, cần phải làm anh ta chịu đau đớn để bày tỏ mục đích trừng phạt, và phải lo sao cho sự trừng phạt đủ nghiêm khắc. Trong trường hợp này, anh ta là kẻ phạm tội đứng trước vành móng ngựa của chúng ta và chúng ta có nghĩa vụ không chỉ ngồi phán xử anh ta, mà còn thi hành bản án dưới hình thức này hay hình thứckhác. Còn trong trường hợp kia, không phải bổn phận của chúng ta là làm cho anh ta đau khổ, ngoại trừ những hệ quả tình cờ do việc chúng ta

 

vận dụng quyền tự do của mình để điều hoà hoạt động của bản thân chúng ta, cái quyền mà chúng ta cho phép anh ta vận dụng cho mình.

Sự phân biệt nêu ra ở đây, giữa cái phần đời sống con người liên can chỉ đến bản thân anh ta và cái phần liên can đến những người khác, sẽ bị rất nhiều người từ chối không chịu thừa nhận. Làm gì có chuyện (người ta có thể chất vấn) hành vi của một thành viên này lại không liên quan đến các thành viên khác trong xã hội? Không người nào là một thực thể cô lập hoàn toàn; một người không thể làm tổn hại nghiêm trọng và lâu dài cho bản thân mà không để lại hậu quả ít nhất cũng cho những người thân cận với anh ta, và thường khi lại còn cho nhiều người hơn nữa. N ếu anh ta làm hư hại tài sản của anh ta, anh ta gây tổn hại cho những người trực tiếp hay gián tiếp phải nhờ vào tài sản ấy, thường là làm giảm bớt đi tít nhiều nguòn của cải chung của cộng đồng. N ếu anh ta làm cho khả năng thể xác hay tinh thần của mình bị xấu đi thì đó chẳng những là một việc ác đối với những người coi anh ta là một phần hạnh phúc của mình, mà còn làm cho anh ta mất đi khả năng phục vụ đền đáp lại phần anh ta  mắc nợ với đồng loại nói chung; có thể là anh trở thành gánh nặng cho tình thường và lòng từ hiện của họ; và nếu cái loại hành vi như thế thường xuyên xảy ra thì khó có sự xâm phạm nào có khả năng gây tổn hại đến tổng số của cải chung bằng nó. Cuối cùng là, nếu một người không trực tiếp gây hại cho người khác bằng sự đồi bại và ngu ngốc của mình, thì anh ta dẫu sao (người ta có thể nói) cũng vẫn gây hại bằng gương xấu của mình; vậy nên phải ép buộc anh ta kiểm soát bản thân để cho những người nhìn thấy hay biết được hành vi của anh ta, khỏi vì thế mà bị đồi bại hay bị lầm đường lạc lối.

Và thậm chí (người ta có thể bổ sung thêm) nếu ngay như các hậu quả của hành vi sai trái có thể giới hạn ở riêng một cá nhân đối bại hay ích kỷ, thì liệu xã hội có nên bỏ mặc để anh ta tự dẫn dắt mình, một khi anh ta rõ ràng không làm nổi việc này? N ếu sự bảo hộ được thừa nhận đương nhiên đối với trẻ em và người chưa đến tuổi trưởng thành, để ngăn ngừa chính họ tự gây hại cho mình, thì vì sao xã hội lại không buộc phỉa đưa ra sự bảo hộ như thế cho những người tuy đã đủ tuổi trưởng thành, nhưng lại thiếu khả năng tự quản? N ếu đánh bạc, nghiện rượu, không kiềm chế được tình dục, ăn không ngồi rồi, hay bNn thỉu mất vệ sinh, đều là có hại cho hạnh phúc cũng như là trở ngại lớn cho việc hoàn thiện, giống như phần lớn các hành vi bịpháp luật ngăn  cấm, thì tại sao (người ta có thể chất vấn) lại không dùng pháp luật trong chừng mực nó phù hợp với tính khả thi và tiện lợi xã hội để trấn áp luôn cả những cái đó? Và để bổ sung cho các khiếm khuyết không tránh khỏi của luật pháp, nên chăng dư luận ít

 

nhất cũng phải tổ chức ra một lực lượng cảnh sát có uy quyền lớn để chống lại những đồi bại này, và nghiêm khắc áp đặt các biện pháp trừng phạt về mặt xã hội đối với những người vi phạm? Đây không phải là vấn đề (người ta có thể nói) hạn chế cá nhân hay ngăn trở việc thử các thí nghiệm mới và độc đáo về cuộc sống. Chỉ là chuyện tìm cách ngăn chặn những sự việc đã được thử nghiệm và bị lên án từ lúc khai thiên lập địa cho tới bây giờ; những sự việc đã được trải nghiệm chứng tỏ rằng không ích lợi hay thích hợp cho bất cứ cá tính của một người nào. Một chân lý về đạo đức hay sự chín chắn phải cần một khoảng thời gian và một số lượng trải nghiệm nào đó để thiết lập: ở đây thuần tuý chỉ là mong muốn ngăn chặn cho thế hệ này kế tiếp thế hệ khác, khỏi bị rơi từ trên cùng một bờ vực, vốn đã từng là tai hoạ chết người cho những  người đi trước.

Tôi hoàn toàn thừa nhận rằng, sự tổn hại mà một người tự gây cho mình có thể tác động nghiêm trọng đến những người gần gũi với anh ta, cả về tình cảm lẫn lợi ích, và ở một mức độ nào đó tác động đến cả xã hội. Khi mà bằng hành vi loại này, một người đi đến vi phạm rõ rệt trách nhiệm được giao đối với một hay nhiều người khác, thì trường hợp này không được xếp vào loại riêng tư, mà trở thành vấn đề đáng lên án về mặt đạo đức theo đúng nghìa của từ này. Thí dụ, nếu một người, vì thiếu tự chủ và hoang phí mà không trả được nợ nần, hay đã nhận trách nhiệm đạo đức về gia đình nhưng vì lý do như trên mà không nuôi dạy nổi con cái, như thế anh ta đáng bị lên án và có thể bị trừng phạt đúng lẽ; nhưng đó là vì anh ta không làm tròn trách nhiệm với gia đình hay với các chủ nợ, chứ không phải vì phung phí. N ếu như nguồn của cải phải dành cho họ mà bị lấy đi để đầu tư một cách khôn ngoan nhất, thì tội lỗi đạo đức cũng vẫn như vậy mà thôi. George Barnwell đã giết ông chú để lấy tiền cho cô bồ của hắn, nhưng cứ giả sử như hắn có đem tiền đó để làm ăn phát đạt, thì hắn cũng vẫn phải bị treo cổ mà thôi. Hơn nữa, trong trường hợp thường gặp, khi một người gây đau khổ cho gia đình vì không bỏ được thói xấu, anh ta đang bị chỉ trích vì thiếu tử tế hay vô ơn; nhưng ngay cả khi các thói quen của anh ta tự nó không phải là xấu thì anh ta cũng vẫn đáng bị chỉ trích như thế nếu các thói quen của anh ta tự nó không phải là xấu thì anh ta cũng vẫn đáng bị chỉ trích như thế nếu các thói quen ấy gây đau đớn cho những người cùng chia sẻ cuộc sống với anh ta, hay những người thông qua quan hệ riêng có niềm hạnh phúc phụ thuộc vào anh ta. Bất cứ ai không làm tròn trách nhiệm quan tâm đến quyền lợi và tình cảm của người khác mà không có lý do thoả đáng, như phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó cấp bách hơn hay có nguyện vọng chính đáng để làm như vậy, cũng đều bị coi là đối tượng đồi bại đạo   đức vì không làm tròn bổn phận ấy chứ

 

không phải vì nguyên nhân dẫn tới nó, cũng không phải vì các sai lầm thuần tuý mang tính riêng tư đối với anh ta, những sai lầm có thể phần nào dẫn tới việc không làm tròn bổn phận đó. Cũng như vậy, nếu một người, với hành vi thuần tuý riêng tư, tự làm mình mất khả năng thực hiện một trách nhiệm nào đó mà công chúng trao cho anh ta, thì khi đó anh ta có tội xâm hại xã hội. Không ai phải bị trừng phạt đơn thuần vì uống rượu, nhưng một binh sĩ hay một cảnh sát viên phải bị trừng phạt vì uống rượu khi  làm nhiệm vụ. Tóm lại, khi nào có một tổn hại rõ ràng hay có nguy cơ gây tổn hại rõ ràng, dù là tổn hại cho cá nhân hay cho công cộng, thì trường hợp đó phải đưa ra khỏi địa phận quyền tự do và đặt vào địa phận đạo đức hay pháp luật.

Tuy nhiên, đối với tổn hại thuần tuý ngẫu nhiên, hay tổn hại có thể gọi là mang tính xây dựng, mà một người gây ra cho xã hội bằng hành vi không phạm vào trách nhiệm cụ thể nào đối với công chúng, cũng không là trường hợp cố ý gây thương tổn cho cá nhân nào ngoài bản thân anh ta, thì sự bất tiện do điều này là thuộc loại xã hội có thể chịu đựng được, vì lợi ích to lớn hơn là sự tự do cho con người. N ếu những người lớn bị trừng phạt vì đã không chăm sóc bản thân đàng hoàng, thì tôi thấy tốt  hơn là nnên làm việc đó vì bản thân họ, hơn là lấy cớ ngăn chặn họ làm hỏng khả năng đền đáp lại lợi ích cho xã hội, cái lợi ích mà xã hội không dám chắc mình có quyền  đòi hỏi. N hưng tôi cũng không thể đồng ý với quan điểm tựa hồ như là xã hội không có phương tiện gì để đưa các thành viên yếu kém hơn tiến lên chuNn mực thông thường của hành vi có lý trí, ngoài việc ngồi xem khi nào họ làm điều gì phi lý thì trừng phạt họ bằng pháp luật hay đạo đức. Xã hội đã có được quyền lực tuyệt đối đối với họ trong toàn bộ phần tồn tại thời sơ kỳ của họ: tất cả thời kỳ thơ ấu và niên thiếu của họ, để cố gắng thử xem có tạo được cho họ khả năng có hành vi có lý trí trong đời hay không. Thế hệ bây giờ nắm vững việc huấn luyện đào tạo cũng như toàn bộ tình hình của thế hệ sắp tới; nhưng nó vẫn không làm nổi việc biến họ thành khôn ngoan  và tốt đẹp một cách hoàn hảo, bởi vì chính bản thân nó cũng thiếu thốn sự tốt đẹp và khôn ngoan một cách thảm hại; những cố gắng tốt nhất của nó trong các trường hợp riêng lẻ không phải lúc nào cũng thành công; tuy vậy, nó hoàn toàn có khả năng làm cho thế hệ đang lớn lên được bằng hoặc tốt hơn đôi chút so với bản thân nó. N ếu xã hội để cho một số đông các thành viên của nó lớn lên chỉ thuần tuý như trẻ con, không có khả năng suy xét các động cơ tầm xa để hướng dẫn hành động, xã hội chỉ có thể tự trách mình vì hậu quả phải chịu. Được vũ trang không chỉ bởi sức mạnh của nền giáo dục, mà còn bởi uy lực của dư luận luôn tác động lên tâm hồn của những người thiếu khả năng tự suy xét; lại thêm sự trợ giúp của các trừng phạt tự nhiên sẽ rơi vào họ

 

không sao ngăn chặn được, thể hiện qua sự khinh miệt ghét bỏ mà những người biết rõ họ sẽ bộc lộ ra; vậy thì xã hội, ngoài tất cả các quyền lực ấy, không nên đòi thêm quyền ra lệnh bắt ép tuân theo trong những việc liên can đến các cá nhân, những việc mà theo mọi nguyên lý công bằng cách xử sự phải để cho những người chịu đựng hậu quả tự quyết định lấy.

Cũng không phải ở đây có cái gì đó muốn làm mất uy tín hay ngăn cản các biện pháp tốt hơn là phương cách để mặc cho xấu đi. N ếu trong số những người bị mưu toan bắt ép theo sự khôn ngoan hay sự chừng mực mà có những nhân vật có tư chất của tính cách mạnh mẽ và độc lập, chắc chắn họ sẽ nổi loạn chống lại cái ách ép buộc đó. N hững người như vậy không đời nào lại chấp nhận những người khác có quyền kiểm soát họ trong những việc liên can đến họ, như là đề phòng cho họ khỏi bị hại trong việc của họ; và điều dễ dàng xNy ra là họ sẽ ra mặt chống đối lại cái thứ quyền uy tiếm đoạt ấy và phô trương ra việc làm hoàn toàn ngược lại với sự ngăn cấm, như  là biểu hiện của tinh thần và sự can đảm, theo cung cách gióng như cái kiểu thô lỗ đã được thể hiện dưới thời Charles II để đáp lại sự đối xử cuồng tín không khoan dung về tinh thần của các tín đồ Thanh giáo. Còn đối với những lời nói về sự cần thiết phải bảo hộ xã hội chống lại gương xấu ảnh hưởng tới những người khác gây ra bởi tội lỗi và sự buông thả, thì quả là gương xấu có tác hại, đặc biệt là tấm gương những kẻ làm điều xấu cho người khác, mà giả thiết là gây hại lớn chó chính tác nhân: tôi không hiểu tại sao những người tin vào tác dụng của gương xấu lại không nghĩ rằng tấm gương về toàn cục có tác dụng đáng hoan nghênh hơn là gây hại; nếu tấm gương cho thấy hành vi sai trái, thì nó cũng cho thấy các hậu quả đau đớn và huỷ hoại của nó;  nếu hành vi là đáng lên án thì các hậu quả này sẽ trợ giúp thêm cho ý nghĩa đó trong hầu hết mọi trường hợp.

Thế nhưng luận cứ mạnh mẽ nhất trong các luận cứ chống lại sự can thiệp của công chúng vào hành vi thuần tuý mang tính chất cá nhân là: khi nó can thiệp thì có nhiều khả năng nó can thiệp không đúng cách và không đúng chỗ. Đối với các vấn đề đạo đức mang tính xã hội về trách niệm với những người khác, ý kiến của công chúng, tức là của đa số có tiếng nói quyết định, tuy cũng có sai lầm, nhưng thường đúng nhiều hơn; bởi vì trong các vấn đề ấy họ chỉ cần phán xét theo quyền lợi của bản thân họ, hay phán xét cách thức mà một số kiểu hành vi nếu cho phép thực hành sẽ ảnh hưởng đến họ. N hưng ý kiến của một đa số tương tự, nếu áp đặt như luật pháp cho một thiểu số về vấn đề hành vi riêng tư, thì khả năng đúng và sai là tương đương  nhau; vì lẽ, trong những trường hợp này ý kiến của công chúng cùng lắm cũng chỉ   có

 

ý nghĩa như ý kiến của một số người về cái gì là tốt, cái gì là xấu cho những người khác; thậm chí nhiều khi còn chẳng được như vậy nữa. Công chúng với sự vô cảm hoàn hảo nhất, bỏ qua hạnh phúc hay tiện lợi của những người có hành vi mà họ chỉ trích, và chỉ xét đến sở thích ưu tiên của riêng họ. Có rất nhiều người xem bất cứ hành vi nào mà họ không ưa, đều là hành vi gây hại cho họ, và họ phẫn nộ với nó như một sự xúc phạm đối với tình cảm của họ. Giống như kẻ cuồng tín tôn giáo, khi bị buộc tội coi thường tình cảm tôn giáo của người khác, thường hay bắt bẻ lại rằng chính những người khác mới coi thường tình cảm của hắn bằng việc kiên trì sự thờ phụng đáng tởm hay kiên trì tín ngưỡng của những người ấy. Tuy nhiên, ở đây không thể có sự tương đương giữa tình cảm của một người đối với ý kiến riêng của mình và tình cảm của  một người khác tự cho là bị xâm hại vì người trức giữ ý kiến của mình; việc này  không khác gì ham muốn của một gã trộm cắp muốn lấy được cái ví tiền và ham  muốn của người chủ đích thực muốn giữ nó lại. Và cái sở thích thưởng thức của một người cũng là cái sở hữu của anh ta, giống như ý kiến hay ví tiền của anh ta vậy. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng hình dung được một công chúng lý tưởng, để mặc cho các  cá nhân được yên ổn có tự do và quyền chọn lựa trong mọi chuyện không xác định chắc chắn, chỉ đòi hỏi họ tránh không có những kiểu hành vi mà trải nghiệm phổ quát đã lên án. Thế nhưng liệu đã bao giờ thấy được ở đâu có một công chúng đặt ra một giới hạn nào như thế cho việc kiểm duyệt của họ hay không? Hay có khi nào công chúng lại nhọc sức mình xem trải nghiệm phổ quát ra sao? Trong việc can thiệp vào hành vi cá nhân, xã hội hiếm khi nào nghĩ đến việc gì khác, ngoài việc cáo buộc cho người ta cái trọng tội dám hành động hay cảm nhận khác biệt với nó; và cái chuNn mực phán xét ấy, nguỵ trang một cách sơ sài, được tới chín phần mười các nhà đạo đức và các nhà văn tư biện áp đặt cho loài người như là mệnh lệnh của tôn giáo hay triết lý. Họ dạy bảo rằng những việc này là đúng đắn bởi vì như thế là đúng đắn, bởi vì chúng ta phải tìm kiếm trong bản thân tâm hồn và trái tim của chúng ta các lề luật ứng xử ràng buộc chúng ta và rằng buộc mọi người khác. Cái công chúng tôi nghiệp còn  có thể làm gì khác hơn, ngoài việc áp dụng những lời chỉ dẫn ấy và biến các cảm nhận cá nhân của riêng mình về thiện ác, nếu họ tương đối nhất trí được về điều này, thành tiêu chuNn bắt buộc cho cả thế giới?

Cái điều xấu xa nêu ra ở đây không phải là thứ chỉ tồn tại trên lý thuyết, có thể người ta chờ đợi tôi phải chỉ ra các thí dụ cụ thể, cho thấy công chúng ở thời đại này và ở đất nước này đã sai trái áp đặt quan điểm riêng của mình như là các quy phạm đạo đức như thế nào. Không phải ở đây tôi đang viết một luận văn về các sai lệch

 

trong cảm nhận đạo đức hiện hành. Đó là một đề tài quá nặng cân để thảo luận ở trong dấu ngoặc đơn hay thông qua dẫn chứng minh hoạ. N hưng thí dụ thì cũng cần phải nêu ra, để chứng tỏ nguyên lý tôi khẳng định là nghiêm chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn thời sự, chứ không phải tôi ráng sức dựng lên chiến luỹ chống lại điều ác tưởng tượng. Cũng không khó khăn gì trong việc đưa ra đây vô số thí dụ chứng tỏ rằng, một trong những xu hướng phổ quát nhất của con người là mở rộng phạm vi của thứ có thể gọi  là cảnh sát đạo đức cho tới khi nó động chạm đến quyền tự do chính đáng rõ ràng của cá nhân.

Thí dụ thứ nhất, ta hãy xem xét các ác cảm mà người ta vẫn thích nuôi dưỡng chẳng dựa trên cơ sở nào cả ngoài việc nhứng người có quan điểm tông iáo khác với họ lại không tuân thủ giáo quy của họ, đặc biệt là những điều kiêng kỵ. Ta hãy dẫn ra một thí dụ có phần hơi tầm thường: không có gì trong tín ngưỡng và thực hành của người Ki Tô giáo gây căm ghét hơn cho tín đồ Hồi giáo bằng việc người Ki Tô giáo  ăn thịt lợn. Đối với người Ki Tô giáo và người châu Âu, ít có hành vi nào làm họ ghê tởm mà có thể so được với thái độ ghê tởm của tín đồ Hồi giáo đối với cách thoả mãn cơn đói như thế. Trước hết, đây là việc xúc phạm tôn giáo của họ, thế nhưng chuyện này cũng chưa giải thích được mức độ và bản chất sự căm ghét của họ; vì lẽ rượu   vang cũng bị tôn giáo của họ cấm, và việc uống rượu vang bị tất cả các tín đồ Hồi giáo coi là sai trái nhưng không đến mức ghê tởm. Việc họ ghét thịt của “con vật không sạch sẽ”, trái lại, dựa trên một tính cách lạ kỳ, tựa hồ như một ác cảm bản năng, mà một khi ý tưởng về sự không sạch sẽ ăn sâu vào các tình cảm, có vẻ như nó luôn kích động ngay cả những người không có thói quen sạch sẽ kỹ càng gì cả; cái xúc động về tính không tinh khiết tôn giáo từ ác cảm bản năng cũng mạnh mẽ như thế ở người Hindu là một thí dụ đáng chú ý. Bây giờ ta giả thiết rằng, trong một dân chúng mà người Hồi giáo chiếm đa số, rằng cái đa số ấy đòi cấm ăn thịt lợn trong phạm vi lãnh

thổ cả đất nước. Việc này không có gì mới mẻ trong các nước Hồi giáo38. N hưng  liệu

đây có là một sự thực thì chính đáng quyền uy đạo đức của công luận hay không? N ếu không phải thì vì sao? Việc ăn thịt lợn quả thật là điều gây phẫn nộ cho một công chúng như thế. Họ cũng thành thật nghĩ rằng việc này bị Thượng đế cấm đoán và căm ghét.

 

38 Ghi chú của tác giả: Trường hợp của đám người Parsees ở Bombay là thí dụ gây hiếu kỳ về điều này.  Khi đám người siêng năng và dám làm ấy, hậu duệ của người Ba Tư thờ thần lửa, chạy trốn từ quê hương đến Tây Ấn Độ vào trước thời Caliphs, họ được chính quyền người Hindu đối xử khaon dung với điều kiện không  ăn thịt bò. Sau đó các vùng này rơi vào tay những người chinh phục theo đạo Hồi, những người Parsees lại được tiếp tục khoan dung với điều kiện phải kiêng thịt lợn. Cái lúc đầu là sự tuân phục quyền uy sau đó đã trở thành một bản chất thứ hai, và người Parsees cho tới bây giờ vẫn kiêng cả thịt bò lẫn thịt lợn. Dù rằng không phải là điều tôn giáo của họ đòi hỏi, cái việc kiêng cữ kép này đã có đủ thời gian để trở thành tập quán của bộ tộc; mà tập quán ở phương Đông chính là tôn giáo.

 

Việc cấm đoán này cũng không thể bị lên án như một việc ngược đãi tôn giáo. N ó có thể có nguồn gốc tôn giáo, nhưng nó không phải là sự ngược đãi vì tôn giáo, bởi lẽ không có tôn giáo của ai xem việc phải ăn thịt lợn là một nghĩa vụ. Cơ sở duy nhất đứng vững được của sự lên án là công chúng chẳng có quyền gì can thiệp vào sở thích thưởng thức cá nhân cũng như việc riêng tư của các cá nhân.

Ta hãy đi tới cái gì đó gần gũi hơn với chúng ta: đa số người Tây Ban N ha coi bất cứ việc thờ phụng Chúa nào khác biệt với kiểu cách Thiên Chúa giáo La Mã là điều bất kính trắng trợn, xúc phạm tới Đấng tối cao, và không một sự thờ phụng công khai nào khác được luật pháp cho phép ở trên đất Tây Ban N ha. Dân chúng toàn bộ miền N am Âu xem sự việc một giáo sĩ lấy vợ chẳng những là chuyện vô tín ngưỡng mà còn là không tiết hạnh, không đứng đắn, gớm ghiếc, kinh tởm. N hững tín đồ Tin Lành nghĩ thế nào về những tình cảm hoàn toàn chân thành ấy và về mưu toan ép họ chống lại các giáo phái phi-Thiên Chúa giáo? N ếu như loài người vẫn còn được biện minh cho việc can thiệp của người này voà tự do của người kia trong những việc khong liên can đến quyền lợi của những người khác, thì không biết phải dựa trên nguyên tắc nào để có thể loại trừ một cách nhất quán các trường hợp nói trên? Ai có thể khiển trách những người ưa thích đàn áp cái mà họ coi là việc xấu xa trong tầm nhìn của Thượng đế hay con người? Để biện minh cho sự cấm đoán bất kỳ điều gì bị coi là vô đạo đức về mặt cá nhân, những người đàn áp chẳng có lý do nào tốt hơn là coi các hành vi này là nghịch đạo; và trừ phi chúng ta sẵn lòng chấp nhận logic của những kẻ truy hại tôn giáo rằng chúng ta có thể truy hại những người khác vì chúng ta có lẽ phải, còn họ không được truy hại chúng ta vì họ trái lẽ, ta phải cảnh giác với việc thừa nhận một nguyên tắc mà nếu đem áp dụng cho chính mình, chúng sẽ lên án như một sự bất công to lớn.

Các thí dụ nêu trên có thể bị phản đối, mặc dù không hợp lẽ, như là những sự kiện bất thường không thể có trong chúng ta: dư luận ở đât nước này [nước Anh] không có vẻ gì như muốn ép buộc việc ăn kiêng hay can thiệp vào việc thờ phụng của người ta, cũng như can thiệp vào việc có lấy vợ hay không lấy vợ tuỳ theo tín ngưỡng hay thiên hướng. Tuy nhiên, dưới đây sẽ nêu ra một thí dụ về sự can thiệp vào tự do, mà chúng ta còn chưa hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ này. Ở bất cứ nơi nào mà tín đồ

Thanh giáo đủ mạnh, như ở N ew England39 và ở Great Britain40 vào thời kỳ của

Khối-thịnh-vượng-chung (Cômmn-wealth), họ đều ráng sức, và khá thành công,   triệt

 

39 N ew England: vùng đất ở đông bắc Hoa Kỳ, là thuộc địa của Anh ở thế kỷ XVII.

40 Great Britain bao gồm Anh, Wales và Scotland.

 

hạ tất cả các hình thức vui chơi giải trí công cộng, và hầu hết các thú vui riêng tư, đặc biệt là âm nhạc, khiêu vũ, các trò chơi công cộng hay các sự tụ tập khác nhằm mục đích tiêu khiển, và nhà hát. Ở đất nước nnày hãy còn rất nhiều người mà theo quan điểm đạo đức tông iáo của họ, các hình thức vui chơi giải trí này bị lên án; với việc số người này chủ yếu thuộc về giai cấp trung lưu, một lực lượng đang lên trong điều kiện xã hội và chính trị hiện nay của vương quốc, hoàn toàn có khả năng một ngày nào đó những người có các quan điểm như thế sẽ chiếm đa số ở N ghị viện. Bộ phận còn lại của cộng đồng sẽ được phép vui chơi giải trí ra sao, nếu việc đó được quy định theo

quan điểm tôn giáo và đạo đức của những người theo giáo phái Calvin và Method41

còn khắc kỷ hơn? Chẳng lẽ những người thuộc phần còn lại của cộng đồng với quyết tâm cao độ lại không muốn yêu cầu các thành viên xã hội sùng đạo quá lố kia hãy tự  lo cho công việc của bản thân họ? Chính xác đó là những điều phải nói với bất cứ chính phủ và công chúng nào đòi cấm không cho một ai được có vui thú gì mà chính phủ và công chúng nghĩ là sai trái. Thế nhưng nếu nguyên tắc cấm đoán này được  thừa nhận thì không một ai có thể đủ lý lẽ để phản đối việc nó được áp dụng, vì đó là  ý muốn của cái đa số hay của cái quyền lực đang có ưu thế ở đất nước; và tất cả mọi người phải sẵn sàng uốn mình theo ý tưởng về một khối thịnh vương chung của Ki Tô giáo theo cách hiểu của những người thực dân hồi đầu tiên ở N ew England, nếu một tôn giáo tương tự như tôn giáo của họ thành công trong việc lấy lại ảnh hưởng, một chuyện thường xNy ra đối với các tôn giáo có vẻ đang suy thoái.

Ta hãy hình dung một trường hợp bất thường nữa, có vẻ như dễ trở thành hiện thực hơn thí dụ vừa nêu. Phải thừa nhận rằng, có một khuynh hướng mạnh mẽ trong thế giới hiện đại về việc xây dựng một xã hội dân chủ đi kèm hoặc không đi kèm với các thể chế chính trị dân cử. Được biết ở đất nước mà xu thế này được thực hiện trọn ven nhất, nơi cả xã hội lẫn chính phủ đều mang tính dân chủ nhất – Hoa Kỳ- thái độ của đa số đối với bất kỳ sự biểu hiện một lối sống phô trương và tốn kém nào mà họ thấy có hy vọng tranh đua nổi, là rất khó chịu và quan điểm này có vai trò của một  luật thực hành tiết kiệm tương đối có hiệu quả; thực tế là ở nhiều nơi trong Liên bang một người có thu nhập rất lớn khó mà tìm được cách tiêu tiền sao cho không bị dư luận chung chê bai. Dù là sự khẳng định trên chắc có phần cường điệu so với sự thật, nhưng thực trạng của các sự việc được mô tả chằng những là có thể hình dung được   và có thể có thật, mà còn là kết quả khả dĩ của sự kết hợp giữa tình cảm dân chủ và quan điểm công chúng có quyền phủ quyết đối với cung cách mà các cá nhân chi  tiêu

 

41 Calvinism và Methodism là các giáo phái Tin Lành chủ trương lối sống khắc khổ.

 

thu nhập của mình. Đi xa hơn nữa, với sự truyền bá rộng rãi các quan điểm Xã hội Chủ nghĩa, việc sở hữu nhiều của cải hơn một lượng rất nhỏ nào đó, hay có thu nhập không từ lao động chân tya, có thể trở thành chuyện xấu xa dưới con mắt của đa số. Các quan điểm tương tự về nguyên tắc với những gì mô tả ở trên hiện đang thống trị rộng rãi trong gia cấp thợ thủ công và gây áp lực nặng nề lên những người phục tùng theo ý kiến chủ yếu của giai cấp đó, tức là các thành viên của chính nó. Mọi người đều biết rằng những người thợ tồi, chiếm đa số trong nhiều ngành hoạt động công nghiệp, đều có ý kiến dứt khoát rằng thợ tồi cũng phải được nhận lương bằng với thợ giỏi, rằng không ai được phép thông qua làm khoán hay cách nào khác, để bằng tay nghề giỏi hay công nghệ cao mà kiếm được nhiều hơn những người khác không có được những thứ đó. Và họ sử dụngmột thứ cảnh sát đạo đức, đôi khi trở thành một thứ cảnh sát vũ lực, để ngăn cản các thợ giỏi được nhận, và các chủ thuê mướn được trả, một tiền lương cao hơn cho một việc làm hiệu quả hơn. N ếu như công chúng có quyền pháp lý nào đó đối với việc riêng tư, thì tôi chẳng thấy được tại sao những người này là có lỗi, hoặc tại sao dư luận trong ngành của một cá nhân có thể bị lên án vì khẳng định cùng một quyền uy đối với hành vi riêng của cá nhân ấy, cái quyền uy mà công chúng nói chung cũng khẳng định mình có đối với tất cả mọi người nói chung.

Tuy nhiên, chẳng cần nói nhiều về các trường hợp giả định, hiện thời có những vụ việc xâm phạm thô bạo quyền tự do của đời sống riêng tư đang được    thực hành trên thực tế, và nhiều vụ còn nghiêm trọng hơn nữa đang được đe doạ  thực hiện với xác suất thành công nhất định, cũng như nhiều ý kiến đề xuất khẳng định quyền lực vô hạn cho công chúng trong việc cấm đoán bằng luật pháp bất cứ  cái gì họ nghĩ là sai trái, và không những thế, để triệt tiêu những gì mà họ cho là     sai trái, công chúng còn có quyền cấm đoán nhiều việc mà chính họ cũng thú nhận   là vô hại.

Dưới chiêu bài ngăn chặn sự thiếu điều độ, dân chúng của một thuộc địa của nước Anh và gần phân nửa Hợp Chủng Quốc đã có luật cấm sử dụng mọi đồ uống lên men, ngoại trừ cho mục đích y tế: bởi vì việc cấm buôn bán mặt hàng này thực chất là cấm sử dụng, mà mục đích của việc cấm bán này cũng là như vậy. Mặc dù tính không khả thi của đạo luật khiến cho nhiều bang phải bãi bỏ sau khi đã thông qua nó, kể cả một bang đề xuất khiến điều luật mang tên bang này42, ấy thế mà nhiều vị hiền nhân

quân tử vẫn khởi sự một mưu toan và theo đuổi với nhiệt tình khá hơn nhằm cổ   động

 

42 Luật Maine mang tên bang Maine thuộc vùng N ew England.

 

cho một điều luật tương tự ở đất nước này. Một hội đoàn, hay “Liên minh” như họ tự đặt cho mình như vậy, đã được thành lập cho mục tiêu đó và đã có tiếng xấu nhất định do sự chú ý của công chúng đến một đoạn trao đổi giữa vị bí thư của hội và một trong số rất ít các nhân vật công chúng của nước Anh còn giữ ý kiến là quan điêm của một chính khách phải dựa trên các nguyên tắc. Việc lôi kéo huân tước Stanley vào cuộc trao đổi này là nhằm gia tăng hy vọng gửi gắm vào ông, một việc làm tính toán bởi những người biết rằng những phNm chất mà ông biểu thị ra trong một số lần xuất hiện trước công chúng thật không may lại vô cùng hiếm hoi ở những nhân vật thường có mặt trong đời sống chính trị. Viên bí thư của “Liên minh”, người sẽ “cảm thấy vô cùng đáng tiếc nếu phải thừa nhận bất cứ nguyên tắc nào có thể bị lợi dụng để biện minh cho sự cuồng tín và truy hại”, còn cNn thận chỉ ra rằng, có “một rào cản rộng lớn và không thể vượt qua” phân chia các nguyên tắc đó và các nguyên tắc của hội đoàn. Ông ta cho rằng, “tất cả những gì liên quan đến tư tưởng, ý kiến, lương tâm, tôi hiểu là phải được tách khỏi địa hạt pháp luật. Còn mọi thứ thuộc về hành vi xã hội, thói quen, quan hệ vốn chỉ chịu sự điều chỉnh của một thứ quyền lực có toàn quyền định đoạt được giao phó cho chính N hà nước chứ không phải cho cá nhân, thì mới thuộc địa hạt của Pháp luật”.

Không có đề cấp đến nhóm hành vi thứ ba, khác với cả hai loại trên, đó là các hành vi và thói quen không mang tính xã hội mà mang tính cá nhân; mặc dù chắc chắn là hành vi uống rượu lên men thuộc về nhóm này. Tuy nhiên, bán rượu lên men là việc buôn bán; mà việc buôn bán là hành vi xã hội. Thế nhưng việc vi phạm bị kêu ca ở  đây không phải là đối với quyền tự do của người bán, mà là đối với quyền tự do của người mua và người tiêu dùng; vì việc N hà nước chủ định làm cho họ không thể kiếm đâu ra rượu vang chính là để cấm họ uống rượu. Thế mà vị bí thư lại bảo, “tôi đòi quyền được lập pháp như một công dân, bất cứ khi nào các quyền xã hội của tôi bị xâm hại bởi hành vi xã hội của người khác”. Còn đây là định nghĩa các “hành vi xã hội” ấy: “N ếu có một việc gì đó xâm hại đến quyền xã hội của tôi, thì đi lại trong lúc say rượu là một việc như thế. N ó phá huỷ quyền căn bản của tôi là quyền được an toàn, bằng cách thường xuyên tạo nên và kích thích các vụ mất trật tự xã hội. N ó xâm hại quyền bình đẳng của tôi bằng cách kiếm lợi lộc trong việc tạo nên sự khốn khổ mà tôi phải đóng thuế để giúp đỡ. N ó cản trở quyền của tôi được tự do phát triển đạo đức

 

và trí tuệ bằng cách bao quanh con đường đi của tôi với những hiểm nguy, bằng cách làm suy yếu và tha hoá xã hội là cái mà tôi có quyền đòi được giúp đỡ và giao tiếp tương hỗ.” Một lý thuyết về “quyền xã hội” có lẽ trước đây chưa bao giờ được diễn đạt rõ ràng đến thế: thật không thiếu thứ gì – nào đó là quyền xã hội tuyệt đối của mỗi cá nhân, nào là mọi cá nhân khác cũng phải hành động đúng theo bổn phận về mọi phương diện, nào là nhầm lẫn một chút của bất cứ ai đều vi phạm quyền xã hội của tôi và cho tôi quyền đòi hỏi cơ quan lập pháp phải giải quyết sự bất bình. Một nguyên tắc quái dị đến thế thật nguy hiểm hơn rất nhiều so với bất cứ sự can thiệp đơn lẻ nào vào quyền tự do; chẳng có một sự vi phạm tự do nào mà nguyên tắc ấy lại không biện minh được; nó không thừa nhận bất cứ quyền tự do nào, có lẽ ngoại trừ việc bí mật  giữ ý kiến không bao giờ để lộ ra: vì rằng khi cái ý kiến mà tôi coi là độc hại thoát ra khỏi miệng ai, nó lập tức xâm hại toàn bộ “quyền xã hội” được “Liên minh” ban phát cho tôi. Học thuyết cho rằng tất cả cả mọi người đều có lợi ích trong đạo đức của mỗi người khác, trong trí tuệ của mỗi người khác và thậm chí cả trong sự hoàn hảo thể  chất của mỗi người khác, lợi lộc ấy được mỗi cá nhân đòi hỏi theo chuNn mực riêng của anh ta.

Một thí dụ quan trọng nữa của việc can thiệp bất hợp pháp vào quyền tự do chính đáng của cá nhân, không phải chỉ đơn thuần đe doạ mà đã có hiệu quả thắng lợi từ lâu rồi, đó là đạo luật Sabbath43. Hiển nhiên là việc kiêng cữ một ngày trong tuần, trong điều kiện đời sống cho phép, không làm công việc kiếm ăn thường ngày, dù không hề là ràng buộc tôn giáo ngoại trừ đối với người Do Thái, là một tập quán hết sức có lợi. Vì rằng tập quán này không thể nào được tuân thủ mà không có sự đồng thuận của giới công nghiệp, trong chừng mực mà một số người nếu đi làm việc thì  có

thể áp đặt sự cần thiết phải làm việc lên người khác, cho nên luật pháp phải đảm bảo cho mọi người khác cùng tuân thủ tập quán bằng cách ngừng các hoạt động lớn của công nghiệp vào một ngày nào đó, việc này có thể là được phép và đúng đắn. Thế nhưng sự biện minh này, dựa trên lợi ích trực tiếp của người khác trong việc tuân thủ thựchiện của mỗi cá nhân, không áp dụng được cho các nghề nghiệp tự chọn, trong đó một người có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình tuỳ ý, nó cũng không biện minh

 

 

43 Luật Sabbath quy định bắt buộc mọi người nghỉ ngơi không làm việc vào ngày Chủ nhật.

 

được chút nào cho các hạn chế pháp luật đối với việc vui chơi giải trí. Quả thực là việc vui chơi giải trí của một số người này lại là công việc hằng ngày (của một số người khác; nhưng việc vui chơi (nếu không muốn nói là việc tiêu khiển có ích) dành cho nhiều người là đáng để một số ít người bỏ công lao động, với điều kiện đảm bảo họ được tự do lựa chọn và có thể tự do thôi làm. Các công nhân hoàn toàn có lý khi nghĩ rằng, nếu mọi người đi làm ngày Chủ nhật thì họ làm việc bảy ngày mà chỉ đợc nhận có sáu ngày lương. Tuy nhiên, trong lúc hầu hết những người đi làm được nghỉ ngơi, thì số người vẫn còn phải đi làm việc để người khác được vui chơi, được nhận thu nhập tăng thêm và không bị bắt buộc phải làm nghề đó, nếu họ muốn nghỉ ngơi hơn là kiếm tiền. N ếu muốn tìm thêm biện pháp nữa thì có thể thiết lập thói quen có ngày nghỉ khác trong tuần cho lớp người đặc biệt này. Cho nên cơ sở duy nhất có thể biện hộ cho việc hạn chế vui chơi giải trí ngày Chủ nhật, hẳn phải là những hoạt động đó

sai trái về mặt tôn giáo; một đồng cơ lập pháp cần phải phản đối chống lại ngay từ bây giờ. Deorum injuria Diis cura44. Vẫn còn phải chứng minh xem xã hội, hay bất cứ quan chức xã hội nào, có được Thượng đế giao nhiệm vụ trả thù bất kỳ hành động nào bị coi là xúc phạm đến N gài mà thực ra không phải là việc sai trái đối với các đồng loại của chúng ta. Quan điểm cho rằng nghĩa vụ của một người là làm cho người khác phải theo tôn giáo, chính là nền tảng cho mọi truy hại tôn giáo đã phạm phải xưa  nay,

và nếu quan điểm này được chấp nhận, nó sẽ biện minh hoàn toàn cho những sự truy hại này. Dù cho cái thái độ lộ ra trong các mưu toan liên tiếp cấm xe lửa chạy vào ngày Chủ nhật, trong việc ngăn cản các N hà Bảo tàng và các thứ tương tự được mở cửa, không có tính tàn bạo của những kẻ truy hại xưa kia, nhưng cái kiểu tư duy thể hiện ở đây thì căn bản vẫn như cũ. Đó là quyết tâm không khoan dung cho người khác được làm những việc mà tôn giáo của họ cho phép, bởi vì đó là điều không được tôn giáo của kẻ truy hại cho phép. Đó là niềm tin tưởng rằng Thượng đế không những  căm ghét hành vi của kẻ ngoại đạo, mà còn không cho chúng ta là vô tội nếu chúng ta để cho kẻ đó được yên ổn.

Bên cạnh những thí dụ về quan điểm hạn chế quyền tự do của con người vốn  rất phổ biến nói trên, tôi không thể không bổ sung thêm cái ngôn ngữ đầy tính truy hại

 

 

44 Deorum injuria Diis cura: làm điều xấu với Thượng đế là việc của bản thân người đó.

 

bùng nổ trên báo chí của đất nước này, mỗi khi nó thấy có nghĩa vụ lưu ý hiện tượng khá đặc biệt của giáo phái Mormon45.

Rất nhiều điều đáng nói về sự kiện bất ngờ và đầy ý nghĩa này, là đã có hàng trăm ngàn người tin theo một thiên khải được cho là mới phát hiện và một tôn giáo được sáng lập trên nền tảng đó, mà rõ ràng đây là sản phNm của một trò lừa gạt, thậm chí bản thân người sáng lập cũng chẳng có chút phNm chất phi thường nào để củng có thêm cho cái tôn giáo này; và cái sản phNm ấy đã được lấy làm nền tảng cho một xã hội giữa thời buổi của báo chí, đường sắt và điện tín. Điều chúng ta quan tâm ở đây, là tôn giáo này, cũng như các tôn giáo khác nó và tốt hơn nó, có những vị tuẫn đạo:  người tiên tri và sáng lập tôn giáo ấy vì lời giảng dạy của mình mà bị đám đông giết chết; là nhiều người đi theo tôn giáo ấy bị thiêtẹ mạng sống bởi cùng một thứ bạo lực vô luật pháp; là họ bị cưỡng bức trục xuất đồng loạt khỏi xử sở mà họ sinh trưởng ở đó; trong lúc hiện nay họ đã bị truy đuổi chạy tới chốn hoang vu hẻo lánh ở giữa sa mạc rồi, mà nhiều người ở đất nước này còn công khai tuyên bố rằng, đúng ra phải gửi một đạo quân viễn chinh (chỉ có điều là không thuận tiện) chống lại họ và dùng vũ lực bắt họ phải quy thuận ý kiến của người khác. Cái điều khoản giáo lý Mormon chủ yếu mang tính khiêu khích, gây nên ác cảm bùng nổ vượt qua sự kiềm chế bình thường  của lòng khoan dung tôn giáo, là việc cho phép đa thê; mặc dù điều này cũng là được phép với người Hồi giáo, Hindu giáo và người Trung Hoa, nhưng hình như nó kích thích lòng thù ghét không nguôi, khi những người đa thê nói tiếng Anh và tự nhận là

 

45 Ở miền tây N ew York vào năm 1827, trong thời cao trào của sự phục hưng tôn giáo, Joseph Smith, con của một nhà nông, tự cho là một thiên thần Moroni đã ban cho ông ta các phiến vàng có chữ khắc trên đó và được Smith dịch sang Anh ngữ như là Cuốn sách của Mormon. Smith công bố Cuốn sách của Mormon và tổ chức mà giáo hội mới vào năm 1830. N hững người theo giáo phái Mormon di chuyển tới vùng Kirtland, Ohio và tổ chức thành một cộng đồng. Họ đụng độ với những người không theo Mormon và bị tấn công cướp phá. Tuy nhiên, giáo phái vẫn phát triển và số người theo họ càng đông lên. Các vụ đụng độ có vũ trang xảy ra nhiều hơn đã buộc 15.000 giáo đồ phải dời đến vùng Illinois năm 1839. Smith và các giáo đồ tạo dựng nên thị trấn       N auvoo ở đây. Sự lớn mạnh của thị trấn khiến nhiều người khác khó chịu và xúi giục chính quyền bắt giam Smith năm 1844. Ông bị đám đông giết chết ở trong tù ngay trong năm đó. Brigham Young được bầu ra thay  cho Smith cầm đầu giáo phái. Các vụ bạo lực của đám đông khiến họ phải làm một cuộc di cư tập thể vào thời gian 1846-1847, vượt qua quãng đường 1.800km đi tới Utah. Họ cử 170 người đi tìm nơi định cư và những người này đã đến thung lũng Great Salt Lake, lúc đó là sa mạc hoang vu. Sau đó 80.000 giáo đồ đã dần dần   hoàn tất cuộc di cư đến miền hoang mạc Viễn Tây này suốt trong nhiều năm. Họ đã tổ chức khai phá vùng đất thành nơi trồng trọt được và định cư ở đó. Họ gửi thỉnh nguyện thư lên chính phủ Mỹ năm 1849 xin được lập bang, nhưng bị bác bỏ vì lý do tập quán đa thê của giáo phái. Sau khi xảy ra vụ thảm sát Mountain Meadows năm 1857, chính phủ Mỹ cử quân viễn chinh tới đàn áp. Cuộc đàn áp này đã khiến công luận có thiện cảm với giáo phái Mormon. Dưới sự lãnh đạo của Young, những người Mormon đã mở mang vùng đất đai này, xây nhà thờ, trường học, khuyến khích công nghiệp phát triển. N ăm 1877 Young chết và John Taylor lên thay. N ăm 1890, giáo phái Mormon bãi bỏ tục đa thê để thích nghi với luật dân sự Mỹ. N ăm 1896 bang Utah được chấp thuận thành bang thứ 45 của Hợp Chúng Quốc.

 

một dòng Ki Tô giáo. Không ai phản đối sâu sắc hơn tôi về thiết chế này của giáo phái Mormon, bởi nhiều lý do khác và bởi vì, không những nó chẳng phù hợp chút nào với nguyên tắc tự do mà còn trực tiếp vi phạm nguyên tắc này, chỉ tổ củng cố thêm xiềng xích trói buộc một nửa cộng đồng và giải thoát cho nửa kia thoát khỏi việc thực hiện  sự bình đẳng nghĩa vụ đối với họ. Mặc dù vậy, cần phải nhớ rằng quan hệ này phần nhiều là tự nguyện đối với bộ phận phụ nữ có quan hệ liên can và họ bị coi là nạn  nhân của chế độ này, cũng giống như trường hợp của bất cứ hình thức nào khác của chế độ hôn nhân: dù sự kiện này có vẻ đáng kinh ngạc đến đâu đi nữa, nó có thể giải thích được bằng các quan niệm và tập quán chung của thế giới vẫn dạy cho phụ nữ nghĩ rằng hôn nhân là việc cần thiết, vẫn làm cho họ hiểu rằng phần nhiều người phụ nữ thà làm vợ lẽ còn hơn không làm vợ của ai cả. Các quốc gia khác không bị yêu cầu phải thừa nhận hình thức kết hôn này hay là giải thoát cho một bộ phận của cư dân khỏi luật lệ của chính họ vì làm theo ý kiến của giáo phái Mormon. Tuy nhiên, khi mà những người bất đồng đã nhượng bộ các cảm xúc thù địch của những người khác đến mức hơn cả sự đòi hỏi chính đáng: khi mà họ đã rời bỏ cái xứ sở không chấp nhận giáo lý của họ và ổn định cuộc sống của mình ở chốn hẻo lánh tận cùng trái đất, nơi  họ là những người đầu tiên đến lập thành chốn cư trú cho con người thì rất khó hiểu được là dựa trên nguyên tắc nào, nếu không phải là chuyên chế, để ngăn cản họ sống theo bất cứ luật lệ nào họ ưa thích, với điều kiện họ không xâm lăng các dân tộc khác và cho phép những người không thoả mãn với cách sống đó được hoàn toàn tự do ra đi.

Một cây bút mới đây, về nhiều mặt rất đáng ca ngợi, kiến nghị không làm một cuộc thập tự chinh, mà làm một cuộc khai hoá văn min46 (từ ngữ của anh ta), chống   lại cộng đồng theo chế độ đa thê này, nhằm chấm dứt thứ mà anh ta cảm thấy là một bước suy đồi thoái hoá của nền văn minh. Tôi cũng cảm thấy như vậy, nhưng tôi không ý thức nổi được một cộng đồng nào đó lại có quyền ép buộc một cộng đồng khác phải được văn minh hoá. Chừng nào mà những người chịu đau khổ vì luật lệ xấu

chưa khNn cầu các cộng đồng khác trợ giúp, tôi không thể thừa nhận được sự việc, là những người hoàn toàn không dính líu gì đến họ, lại nên xông vào đòi chấm dứt một điều mà mọi người có quyền lợi trực tiếp có vẻ như đang hài lòng với nó, vì cơ rằng

 

46 Khai hoá văn minh: tạm dịch từ ngữ civilisade trong nguyên tắc. Chơi chữ theo từ crusade có nghĩa là thập tự chinh. Từ civilisade có nghĩa là civilise (văn minh) hoá bằng hình thức crusade (Thập tự chinh).

 

điều này gây tai tiếng cho những người sống xa cách ngàn dặm, vốn chẳng có phận sự hay liên can gì đến chuyện đó. N ếu muốn thì những người này cứ gửi các nhà truyền giáo tới để thuyết giảng cho họ; và hãy dùng bất kỳ biện pháp công bằng (không bao gồm việc bắt các vị thầy phải câm miệng) để đối lập lại sự tiến triển của giáo lý tương tự trong dân chúng của chính mình. N ếu nền văn minh đã thắng thế cái dã man trong lúc sự dã man đang ngự trị cả thế giới, thì thật là quá đáng khi sợ hãi tự thú nhận rằng, cái dã man sau khi bị đè bẹp một cách tương đối sẽ hồi sinh và chinh phục nền văn mình. Một nền văn minh mà có thể chịu thua kẻ thù đã bại trận như vậy, thì trước tiên, bản thân nó phải đã suy đồi đến mức mà cả các giáo sĩ và mục sư được bổ nhiệm cũng như bất kỳ ai khác đều bất lực hoặc không muốn bảo vệ nó. N ếu đã vậy thì cái nền văn minh ấy càng sớm nhận được thông báo nghỉ việc bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.   N ó chỉ có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn cho tới khi bị tiêu diệt và được phục hồi lại (giống như Đế chế phương Tây) bởi những kẻ dã man cuồng nhiệt.

Leave a comment